Liên hệ với chúng tôi
Chat qua zalo
Chat qua Facebook
Gọi ngay: 0825.62.68.69
Top
Hotline Hotline 08 25 62 68 69
cskhquangchanh@gmail.com

Phát hiện vi khuẩn tự tạo CO2 mà không cần oxy

Thứ 2 | 06/04/2020 - Lượt xem: 620

Phát hiện vi khuẩn tự tạo CO2 mà không cần oxy

​​​​Vi khuẩn Acetobacterium woodii được phát hiện dưới đáy biển có khả năng tự tạo hydro và CO2 để sản xuất năng lượng mà không cần oxy.
Các nhà khoa học Viện Khoa học sinh học phân tử, Đại học Goethe Frankfurt, Đức phát hiện vi khuẩn Acetobacterium woodii sống ở những miệng thủy nhiệt dưới đáy biển có khả năng trao đổi chất khác biệt, tự tạo CO2 mà không cần oxy. Khả năng tồn tại trên cả các chất hữu cơ và vô cơ mà không cần oxy khiến loài vi khuẩn này trở nên đặc biệt.

Phát hiện vi khuẩn tự tạo CO2 mà không cần oxy
Hình ảnh vi khuẩn Acetobacterium woodii phát triển mà không cần oxy. Ảnh: Science Alert.
  Các nhà khoa học tiến hành phân tích đặc điểm của miệng phun thủy nhiệt dưới đáy đại dương, tìm hiểu rõ nguyên nhân loài vi khuẩn này trao đổi chất. Miệng phun thủy nhiệt được phát hiện từ cuối những năm 70, đây là môi trường sống cho những dạng vi sinh vật phức tạp, gồm thảm vi khuẩn dày vài centimet có nguồn thức ăn là các chất vô cơ như hydro và sunfua.
  Miệng phun thủy nhiệt là hồ chuyển đổi hydro lớn nhất thế giới, nên một số vi sinh vật sống tại đây có hệ thống trao đổi chất không giống như những loài sinh vật thông thường. Tuy nhiên lượng hydro dư thừa có thể ức chế quá trình lên men của vi khuẩn. Trong khi vi khuẩn Acetobacterium woodii  vẫn có thể tồn tại và phát triển tốt.
  Qua nghiên cứu, các nhà khoa học chỉ ra rằng, vi khuẩn tạo ra hydro như Acetobacterium woodii liên kết với một vi sinh vật khác có khả năng oxy hóa hydro, để tạo ra oxy, kết hợp quá trình trao đổi chất với một vi khuẩn "đối tác" khác, nhờ đó Acetobacterium woodii có thể tạo ra CO2, duy trì điều kiện sống tốt để sinh sản và phát triển.
  "Vi khuẩn Acetobacterium woodii sở hữu khả năng trao đổi chất linh hoạt. Trong một chu kỳ trao đổi, chúng có thể tự tạo và sử dụng hydro để tạo năng lượng, hoặc tận dụng hydro từ những nguồn bên ngoài cơ thể", Sarah Ciurus, thành viên nhóm nghiên cứu nói. Tùy thuộc vào điều kiện môi trường, Acetobacterium woodii có thể đóng vai trò là "đối tác" đảm nhiệm quá trình lên men hoặc hấp thụ hydro.
  Nghiên cứu được công bố trên ISME Journal, tạp chí về lĩnh vực đời sống của vi sinh vật.

 

(Nguồn Vnexpress.net)

 

Đang tải bình luận,....

Đọc thêm

Nguyên nhân tạo nên các mùa trong năm
Xe thám hiểm của NASA 'chết' sau 15 năm khám phá sao Hỏa
  Trận bão bụi lịch sử trên hành tinh đỏ khiến xe thám hiểm Opportunity không thể nạp lại năng lượng và mất liên lạc với Trái Đất.
Tác động của thức ăn tới não bộ

Loại protein giúp gấu nước trở nên bất tử

Các nhà khoa học Mỹ phát hiện protein Dsup chỉ có ở gấu nước bảo vệ tế bào của chúng trước tác động phá hủy từ bên ngoài như bức xạ.

Vì sao mắt một số động vật phát sáng trong đêm

Một phần ánh sáng chiếu vào mắt bị lớp phản quang phía sau võng mạc hắt ngược trở lại khiến đôi mắt của động vật phát sáng trong bóng tối.